PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Bệnh vảy nến (Psoriasis)

Bệnh vảy nến (Psoriasis) 

Bệnh vảy nến là bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable diseases (NCD)), theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) trong các bệnh không lây có tính chất nguy hiểm nhất là bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi mạn tính. “Bệnh không lây nhiễm (NCD) là những căn bệnh thường kéo dài, không thể lây trực tiếp từ người này sang người khác”. Bệnh không lây làm tăng nguy cơ viêm và nhiễm trùng, vì vậy sẽ làm cho bệnh không lây ngày càng nặng hơn nếu như không có giải pháp chữa trị đúng cách.
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh không lây có các nguy cơ chung gây bệnh như vấn đề về chuyển hóa, hội chứng rò rỉ ruột, rối loạn hấp thu dinh dưỡng, các yếu tố khác như bị nhiễm độc hóa chất thuốc sâu, thuốc cỏ, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, dùng kháng sinh quá nhiều, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc vận động thể chất quá mức…
 
Mặt khác, các chất độc từ môi trường bên ngoài như không khí ô nhiễm hít phải hàng ngày, thức ăn, nước uống nhiều hóa chất có hại dư tồn ở các mô trong cơ thể và gốc tự do nội sinh trong cơ do quá trình ô-xy hóa không đào thải hết được đã tác động đến tế bào gây tress tế bào, làm bất hoạt và đột biến gen gây nên bệnh. Những tác động gây hại này xảy ra trên các vùng da làm tổn thương, gây viêm, do vậy hệ miễn dịch tăng cường quá trình chống viêm và phục hồi da tổn thương. Vì vậy, khi tế bào càng bị tổn thương, quá trình viêm cũng xảy ra mạnh hơn, phát triển rộng ra hơn, làm bệnh vảy nến tiến triển nặng.
 
Năm 2016, các nhà nghiên cứu Viện Hệ Gen - Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam đã nghiên cứu chuyên sâu về gen gây bệnh vảy nến, đăng trên Tạp chí Công nghệ Sinh học số 14 cho thấy một số gen trên vùng gen PSORS1 liên quan đến bệnh vảy nến, điển hình là vùng gen HLA-C. Bệnh vảy nến có nguy cơ nặng khi bệnh nhân có đồng hợp tử Alelle HLA-C, còn các bệnh nhân âm tính với Alen HLA-C thì có tần suất cao bị hỏng móng và viêm khớp vảy nến.
 

Nguồn: Tạp chí Công nghệ Sinh học số 14 – 2016

Bệnh vảy nến khởi phát thường chỉ vài nốt nhỏ, hay có nhiều gàu trên đầu. Nếu như sử dụng thuốc chữa trị không đúng, thuốc có nhiều hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài; có các bệnh nền như tiểu đường, viêm gan, ung thư; môi trường sống ô nhiễm hoặc thực phẩm ăn uống dư tồn nhiều thuốc sâu, thuốc cỏ đồng thời lo lắng (stress) quá mức gây căng thẳng cũng làm tăng rối loạn hệ miễn dịch khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thành thể mãng, thể đỏ toàn thân rồi thể mủ…
Cũng như các bệnh khác, bệnh vảy nến diễn biến qua các giai đoạn, từ mức độ nhẹ đến nặng hơn thể hiện qua các hình ảnh sau:
 
 
Để kiểm soát tốt và an toàn bệnh vảy nến cũng như nhiều bệnh khác, người bệnh không nên quá lo lắng, thận trọng tìm hiểu kỹ các loại thuốc trước khi sử dụng, sử dụng các thực phẩm sạch không nhiễm hóa chất độc hại, nước uống cần lọc sạch loại bỏ kim loại nặng và các hóa chất độc hại, vận động thể chất điều độ, ngủ đủ giấc và suy nghĩ tích cực.
 
Với nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên sâu, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được nhiều giải pháp cân bằng và loại thải độc tố, kháng viêm hy vọng sẽ sớm được đưa vào ứng dụng, chăm sóc sức khỏe tự nhiên cho người bệnh tốt nhất.
 
Hà Nội, tháng 12-2024
Phòng nghiên cứu và phát triển KB
Thạc sĩ, lương y Lê Đình Kỳ
 
 
 
 
 
11:09:38   23/12/2024

Bệnh vảy nến (Psoriasis)

Bệnh vảy nến là bệnh không lây nhiễm...

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Cách chữa trị như nào?

Vảy nến là bệnh lý về da liễu mạn tính được chia...

Có nên sử dụng cây muồng trâu trị vảy nến hay không?

Muồng trâu được tìm thấy khá nhiều ở khu vực nhiệt...

5 cách trị vảy nến dân gian hiệu quả không thể bỏ qua

Bệnh vảy nến tuy chỉ chiếm khoảng 2% dân số thế...

CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN ĐẶC BIỆT

Chúng tôi xin trân trọng gửi tới chương trình đặc...
Đang truy cập: 50
Trong ngày: 956
Tuần hiện tại: 1193
Tổng: 209897
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký

Chat Zalo

1
Bạn cần hỗ trợ?