PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Có nên sử dụng cây muồng trâu trị vảy nến hay không?

Tìm hiểu về đặc tính sinh học của cây muồng trâu

Cây muồng trâu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như  muồng muồng, muồng lác, hay muồng xức lác. Tên khoa học là Cassia alata L, thuộc họ đậu.
 

Muồng trâu có chiều cao từ 1.5-3m khi trưởng thành. Đường kính thân cây cũng nằm trong khoảng từ 10-18cm. Hoa của muồng trâu mọc thành cụm, có màu vàng sẫm hoặc nâu nhạt, dài khoảng 30 - 40cm. Quả lớn, bên trong có thể chứa nhiều hạt nhỏ. Quả muồng trâu được thu hái vào tháng 10 – 12 hằng năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Thân, cành và lá cây muồng trâu thường được thu hái khi chưa ra hoa, có thể dùng tươi hoặc khô. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để bào chế thuốc. 
 

 

Theo đông y, cây muồng trâu có vị đắng, tính mát, mùi hắc nhẹ, lá vị cay ấm. Phần thân, quả, lá, cành của cây muồng trâu đều được sử dụng để bào chế thành thuốc. công dụng của cây muồng là sát trùng, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt và giảm ngứa. Khi sao vàng, cây muồng trâu có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực. Cây muồng trâu được sử dụng trong điều trị chàm, hắc lào, vàng da, viêm da thần kinh, dị ứng, viêm gan, táo bón, đờm nhiều, phù thũng.
 

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng toàn bộ cây muồng trâu đều có thể dùng trong bào chế dược phẩm:
 

Hạt muồng trâu có chứa tới 15% protein, Mg, Mn, Ca, Na. Quả muồng trâu có các dẫn xuất anthraquinon và phần rễ cây chứa sitosterol (là dẫn xuất của steroid thường xuất hiện trong các sản phẩm điều trị bệnh ngoài da). Hợp chất anthraquinone trong cây muồng trâu có tác dụng trong điều trị các bệnh da liễu như vẩy nến, hắc lào, lang ben, dị ứng, mẩn ngứa,...

Cao lá muồng đang được nghiên cứu để làm thuốc điều trị viêm gan cấp và mãn tính do nó có khả năng điều hòa chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế bào gan. Thực nghiệm trên chuột cống trắng bị xơ gan cho thấy cao lá muồng trâu có thể ức chế quá trình xơ.

Lá muồng trâu có tác dụng kháng khuẩn và nấm.

Tác dụng nhuận tràng của cây muồng trâu được xác định là do hoạt động của hợp chất Sennoasides. Ở đại tràng, vi khuẩn đường ruột sẽ thủy phân hợp chất này thành Anthornes tác động đến nhu động ruột nhằm hạn chế táo bón và khó tiêu.

 

Lá muồng trâu có trị được vảy nến hay không?


Trong các bài thuốc dân gian Việt Nam, các bộ phận như thân, quả, lá cành của cây muồng trâu đều được sử dụng làm thuốc nhờ vào đặc tính làm mát, vị đắng mùi hắc và cay ấm. 

 

Công dụng nổi bật của muồng trâu chính là khả năng sát trùng, nhuận tràng, giải nhiệt và giảm ngứa. Sau khi chế biến bằng cách sao vàng thì cây muồng trầu đặc biệt có tác dụng tiêu viêm giảm độc tố trong cơ thể.
 

 

Phần lá, quả và rễ của cây muồng trâu có các hợp chất hữu ích cho việc chữa và điều trị các bệnh ngoài da. Chúng có thể được sử dụng khi còn tươi hoặc khô để điều trị chàm, hắc lào, vàng da, vảy nến… Do đây là phương pháp chữa vảy nến bằng thảo dược tự nhiên nên rất được ưa chuộng sử dụng vì chúng có độ an toàn cao.
 

Cách sử dụng lá muồng trâu để chữa vảy nến tại nhà


Nếu bạn đang gặp rắc rối với những triệu chứng của vảy nến thì đây là việc bạn cần làm. Cách điều trị vảy nến tại nhà bằng lá muồng trâu khá đơn giản.
 

Đầu tiên người bệnh cần chuẩn bị lá muồng trâu để giảm các triệu chứng của vảy nến. lấy một lượng vừa đủ lá muồng trâu tươi rửa sạch sau đó xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Kết hợp chúng với 1 đến 2 thìa muối tùy theo số lượng lá muồng sử dụng. 
 

 

Cuối cùng hãy sử dụng bông gạc thấm chúng lên vùng da bị bệnh trong khoảng 30 phút. Một ngày làm hai lần duy trì liên tục một thời gian để giảm sự khó chịu, bong vẩy ở người bệnh.
 

Ngoài ra lá muồng trâu còn giúp điều trị bệnh hắc lào. Cách làm tương tự như trên. 

Một vài lưu ý khi sử dụng lá muồng trâu


Khi sử dụng lá muồng trâu bạn cần phải lưu ý những điều sau để đạt được hiệu quả cao:

Không được tự ý áp dụng phương thức sử dụng cây muồng trâu để thay thế các loại thuốc điều trị. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Chỉ sử dụng một lượng vừa đủ và trong thời gian thích hợp để đạt kết quả như mong muốn.

Nếu sử dụng với mục đích nhuận tràng ở người lạnh bụng thường sẽ gặp hiện trạng tiêu chảy. Nếu có hiện tượng này nên dừng lại không tiếp tục sử dụng cây muồng trâu nữa.


Có thể nói muồng trâu là loại thảo dược được áp dụng nhiều trong thực tiễn để điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, ngoài da. Người bệnh vảy nến trước khi trả lời được câu hỏi chữa vảy nến ở đâu cho hiệu quả có thể sử dụng cây muồng trâu để giảm bớt sự khó chịu của bản thân.

11:03:00   23/12/2024

Bệnh vảy nến (Psoriasis)

Bệnh vảy nến là bệnh không lây nhiễm...

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Cách chữa trị như nào?

Vảy nến là bệnh lý về da liễu mạn tính được chia...

Có nên sử dụng cây muồng trâu trị vảy nến hay không?

Muồng trâu được tìm thấy khá nhiều ở khu vực nhiệt...

5 cách trị vảy nến dân gian hiệu quả không thể bỏ qua

Bệnh vảy nến tuy chỉ chiếm khoảng 2% dân số thế...

CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN ĐẶC BIỆT

Chúng tôi xin trân trọng gửi tới chương trình đặc...
Đang truy cập: 51
Trong ngày: 956
Tuần hiện tại: 1193
Tổng: 209898
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký

Chat Zalo

1
Bạn cần hỗ trợ?