Bệnh vảy nến da đầu là thể vảy nến khá phổ biến, đặc trưng bởi sự phát triển quá mức của các tế bào biểu bì, dẫn đến các vùng da đầu bị viêm có biểu hiện đóng vảy trắng, mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy và khó chịu. Vẩy nến da đầu thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý như gàu hay nấm da đầu, dễ gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán bệnh..
Cho đến nay nguyên nhân của vảy nến nói chung và vảy nến thể da đầu nói riêng chưa có kết luận cụ thể nhưng vảy nến khởi phát có liên hệ mật thiết đến các yếu tố như:
Yếu tố di truyền
Rối loạn miễn dịch
Căng thẳng
chấn thương thượng bì
Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị như thuốc có chứa lithium, kháng sinh tetracycline, thuốc chống sốt rét hoặc corticosteroid
Viêm da, viêm họng, nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc nhiễm HIV…
Khi bệnh vẩy nến da đầu khởi phát người bệnh có thể chỉ thấy một vài nốt hoặc một vài vùng da nhỏ có hiện tượng bong vảy liên tục. Nếu không được chẩn đoán đúng và có phương pháp điều trị thích hợp bệnh có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian với các triệu chứng như: Tăng diện tích vùng bệnh, vảy trở nên dày hơn và rõ rệt hơn, dẫn đến rụng tóc đáng kể và cản trở quá trình mọc lại. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mặc dù bệnh vảy nến da đầu không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng gây nên tâm lý tự ti, áp lực vô cùng đối với bản thân bệnh nhân. Chúng ta nên chú tâm đến tổn hại về tâm lý và cảm xúc của nó gây ra cho người bệnh. Việc tìm kiếm phương pháp điều trị và hỗ trợ thích hợp là rất quan trọng để quản lý tình trạng và khôi phục sự tự tin.
Hiện nay rất nhiều bệnh nhân vảy nến lựa chọn phương pháp sử dụng thuốc tây dạng bôi/dạng uống hoặc tiêm trực tiếp để chữa vảy nến da đầu.
Điều trị tại chỗ người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống hoặc hoặc trực tiếp tiêm truyền tĩnh mạch có chứa Coal tar (than đá), axit salicylic, các chủng corticoid (thường gặp nhất là Betamethasone), methotrexate…
Những loại thuốc này cần được theo dõi sát sao và chỉ định liều lượng rõ ràng bởi y, bác sỹ có chuyên môn cao bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tổn thương gan, loãng xương, hội chứng Cushing, rối loạn chức năng gan thận… Bệnh nhân và người nhà cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này để tránh những rủi ro không may có thể xảy ra với người bệnh nếu lạm dụng phương pháp điều trị vảy nến này.
Theo Y học cổ truyền, vảy nến hay vảy nến da đầu được gọi là tùng bì tiễn, nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố huyết (huyết nhiệt, huyết hư, huyết hỏa, huyết táo) và phong nhiệt trong cơ thể. Để xử lý cần giải quyết bệnh từ gốc và tuân thủ 5 nguyên tắc sau:
Kết hợp hỗ trợ điều trị cả nguyên nhân bên trong lẫn triệu chứng bên ngoài.
Nâng cao miễn dịch và thiết lập hàng rào bảo vệ da.
Làm lành tổn thương, phục hồi da theo cơ chế tự nhiên.
Duy trì được tác dụng lâu dài, hạn chế thấp nhất khả năng vảy nến xuất hiện lại.
An toàn với da và cơ thể khi sử dụng thuốc.
Chữa vảy nến da đầu theo đông y chủ yếu dựa trên phương pháp “Nội ẩm - ngoại đồ” (trong uống - ngoài bôi). Do thành phần chủ yếu có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh là xuất phát từ các dược liệu tự nhiên nên khá lành tính và an toàn với người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cần đòi hỏi người bệnh sự kiên trì và phối hợp từ phía người bệnh để đạt được kết quả tốt nhất.
Việc sử dụng các phương pháp dân gian để trị vảy nến hiện nay được nhiều người lựa chọn vì một số lý do như: an toàn, ít gây tác dụng phụ, chi phí thấp, dễ thực hiện tại nhà, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và có những tác dụng nhất định trong việc giảm các triệu chứng ngứa, bong tróc, khó chịu ở người bệnh mà không cần can thiệp y tế phức tạp.
Một số phương pháp dân gian, như dùng tinh dầu dừa, dầu oliu hoặc thảo dược như: cây muồng trâu, trầu không, lá lốt, trà xanh, lá khế… không chỉ giúp cải thiện tình trạng vảy nến mà còn giúp người bệnh nâng cao miễn dịch cơ thể tự nhiên nhờ những đặc tính kháng viêm, chống oxi hóa và tiết kiệm chi phí di chuyển, khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp dân gian nếu trên chỉ nên được sử dụng hỗ trợ và không thay thế những phương pháp điều trị y tế chuyên nghiệp. Với các trường hợp vảy nến nghiêm trọng hoặc không cải thiện khi sử dụng phương pháp dân gian, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
Người bệnh vảy nến có thể tham khảo sử dụng những sản phẩm dầu gội có công thức đặc biệt để kiểm soát tình trạng vảy nến da đầu. Sử dụng thường xuyên các loại dầu gội này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như ngứa, bong vảy liên tục, rụng tóc… từ đó cải thiện sức khỏe của da đầu.
Tuy nhiên việc sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu chỉ là liệu pháp kết hợp. Bệnh nhân nên kết hợp cùng các phương pháp điều trị vảy nến tích cực dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sỹ có chuyên môn để đạt được kết quả cao nhất.
Với nền y khoa phát triển như hiện nay các phương pháp điều trị y tế là nền tảng của việc quản lý bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng. Thực tế cho thấy nhiều cá nhân có thể khám phá các phương pháp trị vảy nến tại nhà để thay thế hoặc bổ sung có các phương pháp y tế như sử dụng: lô hội, dầu dừa, giấm táo, lá khế, lá muồng trâu… . Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là hiệu quả của các phương pháp này khác nhau và việc tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng để điều trị toàn diện.
Dù bạn lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị vảy nến tại nhà như thế nào thì cần đặt mục tiêu an toàn, lành tính, giảm tối đa tác dụng phụ và nguy cơ sử biến chứng lên hàng đầu.
Tóm lại, vảy nến da đầu là bệnh lý da liễu khá phổ biến và có diễn biến phức tạp. Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến nhưng bệnh nhân có nhiều lựa chọn điều trị để kiểm soát sự lây lan của bệnh, giảm tỷ lệ vảy cũng như giảm thiểu các vấn đề về tính thẩm mỹ do hiện tượng bong tróc, đỏ da. Bằng cách tìm kiếm sự can thiệp y tế sớm và áp dụng một kế hoạch điều trị cá nhân phù hợp, những người mắc bệnh vẩy nến da đầu có thể cảm thấy nhẹ nhõm, lấy lại sự tự tin và có cuộc sống trọn vẹn.