PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

​Tổ đỉa: Dai dẳng và dễ tái phát

Tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt của bàn tay, bàn chân; có tên khoa học là Pompholyx hay dyshidrotic eczema. Bệnh khởi phát đột ngột, các mụn nước chứa dịch trong, ẩn sâu dưới thượng bì da đi kèm triệu chứng ngứa, khó chịu, mất thẩm mỹ. Tổ đỉa tiến triển dai dẳng và thường xuyên tái phát, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
 

Khó xác định nguyên nhân của tổ đỉa

Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ. Theo một số nghiên cứu cho thấy trên 50% bệnh nhân bị tổ đỉa có yếu tố tiền sử cá nhân hoặc gia đình dị ứng (các bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, mề đay...). Có thể khởi phát do các yếu tố dị nguyên như hóa chất, xà phòng, nước hoa, các chất có trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống, đồ mạ nickel, cobalt, crôm... Một số trường hợp mắc bệnh tổ đỉa do dị ứng tiếp xúc với dép nhựa và sau khi không sử dụng nữa bệnh tự khỏi.
 
Các sang chấn tinh thần, tình trạng căng thẳng - stress cũng có thể là nhân tố gây ra bệnh và làm trầm trọng hơn biểu hiện bệnh tổ đỉa. Thống kế còn cho thấy nhiều người mắc bệnh tổ đỉa còn liên quan đến việc sử dụng kháng sinh aspirin, thuốc tránh thai và hút thuốc lá….

Bệnh tiến triển dai dẳng và hay tái phát

Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng chưa được rõ do không có nghiên cứu, tuy nhiên tỷ lệ bệnh tổ đỉa trong các bệnh eczema bàn tay, bàn chân khoảng từ 10 - 20%.

Thương tổn tổ đỉa thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và rìa ngón tay chân. Mụn nước tổ đỉa thường to, ẩn sâu dưới thượng bì, khó vỡ khi chà, gãi thông thường. Tổ đỉa không chỉ gây mất thẩm mỹ cho vùng da bị bệnh mà còn gây ngứa nhiều, tạo sự khó chịu cho người bệnh. Càng gãi triệu chứng ngứa càng dễ trầm trọng, dễ gây nhiễm khuẩn, sưng tấy, thậm chí gây sốt.

Tổ đỉa tiến triển dai dẳng, thường tái phát theo chu kỳ trong thời gian rất dài, khiến cho việc sinh hoạt, lao động, tâm lý người bệnh gặp nhiều vấn đề bởi mỗi chu kỳ tái phát thường kéo dài 2 - 3 tuần. Trường hợp tái phát nhiều, các ngón có thể gây loạn dưỡng móng, móng bị hỏng, mất độ bóng, sần sùi, dày, đổi màu.

Tổ đỉa có thể bội nhiễm vi khuẩn gây ra các mụn mủ, vẩy tiết, nặng hơn có thể bị viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết sưng đau.

Điều trị tổ đỉa ra sao?

Hầu hết người bệnh tổ đỉa hiện nay thường được chỉ định sử dụng các loại kem bôi, thuốc tiêm có chứa các chủng Corticoid  để kháng viêm, làm lành vùng thương tổn tổ đỉa trong suốt chu kỳ bệnh tái phát. Việc sử dụng các loại dược phẩm này trong thời gian dài có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh trong những lần tái phát sau đó.

Ngoài ra phương pháp điều trị bằng ánh sáng, bằng bài thuốc uống, ngâm, tắm dân tộc không rõ nguồn gốc cũng được nhiều người bệnh tìm đến nhưng hiệu quả thu lại vẫn chưa cao. Biểu hiện bệnh vẫn có dấu hiệu ngày càng diễn biến xấu.

Để đảm bảo cho quá trình điều trị tổ đỉa của mình diễn ra an toàn và hiệu quả, hãy là một người bệnh thông minh, lựa chọn cho mình những sản phẩm chất lượng, uy tín. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị hãy cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ để xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc, tránh nhiễm khuẩn và làm cho bệnh nặng hơn.
11:56:50   12/05/2017

Bệnh vảy nến (Psoriasis)

Bệnh vảy nến là bệnh không lây nhiễm...

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Cách chữa trị như nào?

Vảy nến là bệnh lý về da liễu mạn tính được chia...

Có nên sử dụng cây muồng trâu trị vảy nến hay không?

Muồng trâu được tìm thấy khá nhiều ở khu vực nhiệt...

5 cách trị vảy nến dân gian hiệu quả không thể bỏ qua

Bệnh vảy nến tuy chỉ chiếm khoảng 2% dân số thế...

CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN ĐẶC BIỆT

Chúng tôi xin trân trọng gửi tới chương trình đặc...
Đang truy cập: 49
Trong ngày: 985
Tuần hiện tại: 1273
Tổng: 209979
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký

Chat Zalo

1
Bạn cần hỗ trợ?