Vẩy nến là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Nếu chăm sóc vùng da có vẩy nến khu trú không đúng cách sẽ dễ gây kích ứng da, thậm chí gây viêm nhiễm, tổn thương ngoài da và làm trầm trọng hơn các biểu hiện của bệnh. Một trong những điều người bệnh vẩy nến cần đặc biệt chú ý đó là cần hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.
Tại sao người bệnh vẩy nến cần hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa
Đối với bệnh nhân vẩy nến, vùng da khá nhạy cảm với các hóa chất tẩy rửa. Do đó việc vệ sinh vùng da của người bệnh cũng cần có sự cẩn trọng hơn so với người không bị bệnh.
Việc chủ quan vô tư tiếp xúc và sử dụng các hóa chất tẩy rửa đối với người bệnh vẩy nến có thể khiến các biểu hiện của bệnh vẩy nến trầm trọng hơn do các thành phần hóa học có tính kiềm có thể ăn mòn lớp thượng bì ngoài da, làm vùng da có tổn thương vẩy nến khu trú trở nên khô, căng rát...
Vùng da có thương tổn vẩy nến khu trú
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trầm trọng hơn biểu hiện của bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa... trong đó việc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất tẩy rửa là nguyên nhân khá phổ biến mà người bệnh thường chủ quan không chú ý. Xảy ra hiện tượng này là do thay đổi độ pH đột ngột. pH bình thường ở da tay là 5,5, nhưng ở các chất tẩy rửa như xà phòng lên đến 10-12. Khi da tiếp xúc với xà phòng, các chất bảo vệ da sẽ bị bào mòn. Một số chất tẩy rửa có pH<4 lại gây kích ứng mạnh, làm da đỏ, tăng biểu hiện căng rát, khô cứng, khó chịu...
Trên thực tế các hóa chất tẩy rửa chứa nhiều thành phần gây hại khác nhau mà người bị vẩy nến nên biết như: benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite... đây là các chất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là có tính bào mòn mạnh được các chuyên gia đánh giá là nguy hại cho da, dễ gây kích ứng viêm da do đó những người bị bệnh vẩy nến hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa tránh làm bệnh vẩy nến ngày một nghiêm trọng.
Hóa chất tẩy rửa chứa benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite... có hại cho sức khỏe, đặc biệt là có tính bào mòn mạnh
Giải pháp cho người bệnh vẩy nến khi dùng chất tẩy rửa
Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến hóa chất tẩy rửa, người bệnh vẩy nến nên có những lưu ý:
√ Tránh tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với hóa chất tẩy rửa
Hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất tẩy rửa là giải pháp hàng đầu cho bệnh nhân vẩy nến. Nếu bắt buộc phải dùng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt thì người bệnh có thể dùng bao tay ni lông, bao tay cao su để tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
Bệnh nhân vẩy nến nên sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa
√ Áp dụng các chất thay thế
Tránh sử dụng các chất tẩy rửa chứa các chất hóa học, thay vào đó có thể áp dụng một số thảo mộc tự nhiên có công dụng làm sạch lại ít tổn hại tới da hơn so với hóa chất tẩy rửa. Một số nguyên liệu thay thế như:
Chanh: Chanh là một chất tẩy rửa tốt nhờ có chứa acid citric. Khi dùng người bệnh vẩy nến nên pha loãng cùng nước sạch để sử dụng
Bồ kết: Có khả năng làm sạch tốt, khá lành tính với da, tóc của người bệnh vẩy nến. Khi dùng người bệnh nên nướng trên lửa rồi sau đó đun cùng nước sôi để tắm, gội
Giấm pha nước dùng tẩy rửa cũng khá tốt nhất là đánh kinh loại, tẩy dầu mỡ, khử mùi hôi sẽ cho kết quả tốt
Nước trà xanh: Tuy có công dụng làm sạch khá tốt nhưng có khả năng khiến khô da
√ Sử dụng các sản phẩm dầu tắm gội có nguồn gốc thảo dược để thay thế
Dầu tắm gội thảo dược KB được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên có công dụng làm sạch da, tóc, nuôi dưỡng tóc mềm mượt, ngăn ngừa nấm, ngứa, hỗ trợ điều trị vẩy nến, viêm da cơ địa, á sừng, tổ đỉa... Với các vùng da nhạy cảm, có các bệnh ngoài da khu trú, dầu tắm gội thảo dược KB, có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch, làm mềm, mau bong vẩy, sừng...
Thành phần thảo dược như: tinh chất bạc hà, tinh dầu bưởi... dịu nhẹ có tác dụng giúp thư giãn đầu óc, Dầu tắm gội thảo dược KB sẽ giúp người sử dụng cảm thấy khoan khoái, giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc sau khi sử dụng. Sản phẩm Dầu tắm gội thảo dược KB thích hợp với các trường hợp hạn chế tiếp xúc với dầu gội, sữa tắm... có tính kiềm cao, đặc biệt là người vẩy nến, viêm da cơ địa, á sừng, tổ đỉa...