PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

NGUỒN GỐC, CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CORTICOID TRONG ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN

Chúng ta đều biết Corticoid được coi là một thần dược và được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh nói chung và điều trị bệnh tự miễn như vẩy nến, viêm da cơ địa... nói riêng. Trên thực tế Corticoid là gì và chúng tác động đến việc cải thiện tình trạng bệnh như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, bản chất và cơ chế tác động của Corticoid đối với các bệnh lý: vẩy nến, viêm da cơ địa... nhé!
 

1. Nguồn gốc và bản chất của corticoid


Corticoid còn gọi là glucocorticoid (cortisol và hydrocortisol) là các hormon của tuyến thượng thận, chúng được tiết ra từ các tế bào lớp bó (zona fasciculata) của vỏ tuyến thượng thận. Đây là hormon vô cùng quan trọng, bắt buộc đối với sự sống.

Bình thường tuyến thượng thận tiết lượng hormon steroid với nồng độ cao nhất vào máu vào khoảng 8 giờ sáng, sau đó giảm dần và thấp nhất vào nửa đêm về sáng rồi lại tăng dần. Nồng độ cortisol trong máu lức 8h sáng khoảng 6,6-19,3 mg/l, và 16h vào khoảng 2,3-12,3 mg/l.

Mỗi ngày cơ thể tiết độ 15-25 mg cortisol, khi có stress lượng này tăng gấp 2-3 lần, thậm chí đến mười lần so với bình thường. Vì vậy, khi ta đưa corticoid vào cơ thể trong thời gian dài theo cách nào đó làm duy trì nồng độ corticoid trong máu trên mức sinh lý sẽ gây teo vỏ thượng thận và suy tuyến thượng thận.

Về nhịp bài tiết ngày đêm, cortisol trong máu tăng từ 4 giờ sáng đạt tới mức cao nhất lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm dần đến 12 giờ đêm là thấp nhất. Vậy tuyến thượng thận “ngủ” về đêm, nếu ta dung nạp thuốc chứa Corticoid vào buổi chiều tối tuyến thượng thận bị ức chế suốt ngày và nếu tình trạng ấy kéo dài nhiều ngày sẽ gây suy teo vỏ thượng thận. Vì vậy, khi sử dụng corticoid kéo dài chỉ nên uống vào buổi sáng hoặc dùng thuốc cách ngày.

 
2. Cơ chế tác động của corticoid trong điều trị các bệnh tự miễn

Corticoid là một hormon có tác dụng cả trên chuyển hóa và trên các mô, các cơ quan của cơ thể nhưng đã được sử dụng như một thuốc điều trị nhiều bệnh lý trong đó có nhóm bệnh lý tự miễn.

Corticoid có 3 tác dụng chính là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên những tác dụng này chỉ đạt được khi nồng độ corticoid trong máu cao hơn nồng độ sinh lý, nhưng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các tác dụng không mong muốn của corticoid.

2.1. Tác dụng ngăn cản phản ứng viêm

Corticoid có tác dụng ức chế phản ứng viêm của cơ thể, nó tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm, không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm.

+ Ức chế mạnh sự di chuyển của bạch cầu về ổ viêm

+ Làm giảm sản xuất và giảm hoạt tính nhiều chất trung gian hóa học của viêm như histamin, serotonin, bradykinin, các dẫn xuất của acid arachidonic (các prostaglandin)

+ Ức chế giải phóng men tiêu thể và các gốc tự do superoxyd, làm giảm hoạt tính của các yếu tố hóa ứng động, giảm hoạt tính các chất hoạt hóa plasminogen, collagenase, elastase…

+ Làm giảm hoạt động thực bào, giảm chỉ số thực bào của các đại thực bào, các bạch cầu đa nhân, giảm sản xuất các cytokin.

Đối với các trường hợp vẩy nến, viêm da cơ địa... Corticoid có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm, sưng tấy, phù nề của người bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi sử dụng lâu dài, không đúng liều lượng, ngừng sử dụng không đúng cách sẽ khiến hiệu quả của Corticoid giảm mạnh, các triệu chứng bệnh ngày càng xuất hiện với tần suất dày và nghiêm trọng hơn.

2.2. Tác dụng chống dị ứng

Corticoid là chất chống dị ứng mạnh nhờ khả năng phong tỏa giải phóng chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng.

2.3. Tác dụng ức chế miễn dịch

Tác dụng của corticoid trên miễn dịch biểu hiện ở nhiều khâu:

+ Ức chế tăng sinh tế bào lympho T do làm giảm sản xuất interleukin-1 từ đại thực bào và interleukin-2 từ tế bào lympho T4.

+ Giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T (T8) và các tế bào giết tự nhiên NK (natural killer) do ức chế sản xuất interleukin-2 và interferon gamma.

+ Ức chế sản xuất yếu tố hoại tử khối u TNF (tissue necrosese factor) và cả interferon, vì vậy corticoid làm giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc tế bào và nhận dạng kháng nguyên của đại thực bào.

Lympho T được coi như yếu tố gây ra tình trạng quá sản và rối loạn phát triển của tế bào sừng, kích thích việc tăng sinh liên tục, không kiểm soát của tế bào sừng – biểu hiện bệnh lý của vẩy nến, viêm da cơ địa...

Các tác dụng ức chế miễn dịch đồng thời cũng là tác dụng chống viêm, đồng thời do ức chế tăng sinh tế bào lympho T (đặc biệt là 4 và 8) nên corticoid có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tự miễn như vẩy nến, á sừng...

Mọi tác dụng sinh học của corticoid cũng đồng thời là nguồn gốc của các tai biến khi dùng corticoid kéo dài. Với nồng độ sinh lý trong máu, corticoid có tác dụng duy trì cân bằng các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng như duy trì sự phát triển bình thường của các mô. Khi nồng độ corticoid trong máu giảm kéo dài (bệnh suy tuyến thượng thận) sẽ gây ra một loạt các triệu chứng bệnh lý và có thể dẫn đến tử vong. Khi nồng độ corticoid tăng cao kéo dài trong máu, sẽ gây ra một loạt các bệnh lý ở các cơ quan do tác dụng quá mức của hormon trên các cơ quan đó.
10:00:45   17/10/2018

Bệnh vảy nến (Psoriasis)

Bệnh vảy nến là bệnh không lây nhiễm...

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Cách chữa trị như nào?

Vảy nến là bệnh lý về da liễu mạn tính được chia...

Có nên sử dụng cây muồng trâu trị vảy nến hay không?

Muồng trâu được tìm thấy khá nhiều ở khu vực nhiệt...

5 cách trị vảy nến dân gian hiệu quả không thể bỏ qua

Bệnh vảy nến tuy chỉ chiếm khoảng 2% dân số thế...

CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN ĐẶC BIỆT

Chúng tôi xin trân trọng gửi tới chương trình đặc...
Đang truy cập: 48
Trong ngày: 958
Tuần hiện tại: 1195
Tổng: 209903
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký

Chat Zalo

1
Bạn cần hỗ trợ?