PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

​Điều trị vẩy nến: Tuyệt đối không cào gãi vùng da tổn thương

Bệnh vẩy nến là căn bệnh về da mãn tính, có diễn biến dai dẳng, dễ tái phát nếu không điều trị đúng cách. Việc chăm sóc da và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là yếu tố căn bản để quá trình điều trị vẩy nến đạt hiệu quả cao cũng như giảm thiểu nguy cơ tái phát. Ngoài các nguyên tắc trong quá trình điều trị, các bác sĩ còn khuyến cáo: Người bệnh vẩy nến không nên cọ xát, cào gãi để tránh  vùng thương tổn, tăng thêm nguy cơ tổn thương da, viêm nhiễm và bội nhiễm.

Không nên cọ xát, cào gãi khi bị bệnh vẩy nến

Các thống kê của Bộ, Ban ngành Y tế cho thấy có khoảng 3 - 4% dân số cả nước mắc bệnh vẩy nến. Điều này cho thấy đây là bệnh lý khá phổ biến. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các tổn thương da có bề mặt tróc vảy, giới hạn rất rõ, với vị trí phân bố thường là ở các vùng tì đè, bụng, ngực và da đầu.
 
Tuyệt đối không cào gãi vùng da vẩy nến khu trú

Vẩy nến thường có diễn biến phức tạp, tiến triển nặng hơn, dễ dàng tái phát nếu người bệnh không chú ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ hoặc lựa chọn phương pháp điều trị không có hiệu quả. Để chung sống hòa bình với bệnh da mãn tính này, người bệnh cần kết hợp giữa phương pháp điều trị với chế độ chăm sóc da và chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến một số điều cần tránh, đặc biệt là tránh cọ xát hay cào gãi các vùng da có thương tổn vẩy nến khu trú.

Việc cọ xát hay cào gãi các vùng tổn thương không những giúp ích cho việc điều trị mà còn có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Những vết trầy xước hoặc tổn thương ở vùng da có vẩy nến khu trú dù nhỏ nhưng có thể khiến thương tổn lan rộng, bệnh khởi phát nặng hơn. Thậm chí vùng da đó có nguy cơ bị viêm nhiễm, chảy máu hoặc bội nhiễm rất cao. Trong quá trình điều trị vẩy nến, người bệnh luôn phải ghi nhớ và khắc phục vấn đề này.

Người bệnh nên mặc áo quần có chất liệu tự nhiên, mềm mịn, sạch sẽ, thấm hút tốt để da luôn khô thoáng. Chú trọng tới việc dưỡng ẩm và vệ sinh nhẹ nhàng với vùng da bị bệnh để giảm thiểu các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu…

 

Một số lưu ý để quá trình điều trị vẩy nến đạt hiệu quả cao


+ Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn bởi stress được cho là một trong những nguyên nhân khiến vẩy nến dễ tái phát và diễn biến trầm trọng hơn
+ Tránh tiếp xúc với các chất có tính tẩy rửa cao như: xà phòng, sữa tắm, dầu gội, vôi… Thay vào đó hãy mang găng tay, đồ bảo hộ và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chúng đồng thời lựa chọn các sản phẩm thay thế có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với da

 
Tuyệt đối không cào gãi vùng da vẩy nến

+ Không ngâm, tắm bằng nước quá nóng khiến tình trạng của da thêm khô, dễ bong tróc hơn
+ Không hút thuốc lá và đặc biệt là tránh rượu, bia, chất kích thích, cay nóng…
+ Không sử dụng thuốc điều trị vẩy nến không rõ nguồn gốc hoặc tự ý sử dụng thuốc điều trị vẩy nến có chứa các chủng corticoid hay tự ý ngưng, thay đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ
+ Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, tránh gây tổn thương thêm cho da
10:14:12   19/05/2017

Bệnh vảy nến (Psoriasis)

Bệnh vảy nến là bệnh không lây nhiễm...

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Cách chữa trị như nào?

Vảy nến là bệnh lý về da liễu mạn tính được chia...

Có nên sử dụng cây muồng trâu trị vảy nến hay không?

Muồng trâu được tìm thấy khá nhiều ở khu vực nhiệt...

5 cách trị vảy nến dân gian hiệu quả không thể bỏ qua

Bệnh vảy nến tuy chỉ chiếm khoảng 2% dân số thế...

CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN ĐẶC BIỆT

Chúng tôi xin trân trọng gửi tới chương trình đặc...
Đang truy cập: 50
Trong ngày: 988
Tuần hiện tại: 1271
Tổng: 209978
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký

Chat Zalo

1
Bạn cần hỗ trợ?