PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Bệnh á sừng

Á sừng là gì?

Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng.

Á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn và mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, có hiện tượng nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, xấu xí. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, khiến người bệnh vận động, đi lại đau đớn.

 
Bệnh á sừng

Nguyên nhân gây bệnh á sừng?

 
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa được xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen, chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy đại đa số các em mắc bệnh đều là ăn ít rau quả dẫn đến việc thiếu hụt các vitamin, khoáng chất, nhất là A, C, D, E... làm ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

Phương pháp điều trị á sừng


Phương pháp điều trị á sừng hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ betamethasone, corticoid, kháng histamin.

Ngoài sử dụng các loại dược phẩm Tây y như trên, xu hướng sử dụng các sản phẩm điều trị á sừng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên đang rất được ưa chuộng. Phương pháp này giảm thiểu tối đa nguy cơ bị tác dụng phụ, an toàn cho người dùng.
 
Bệnh á sừng

Ngoài ra bạn cần thực hiện một số điều như sau để quá trình điều trị á sừng đạt hiệu quả cao:

- Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công.

- Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải... làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng

- Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu

- Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ

- Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ
10:41:55   14/04/2017

HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM NGÀY VẨY NẾN THẾ GIỚI 29/10

Hướng tới ngày Quốc tế Vẩy nến 29/10, Phòng khám...

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH VẨY NẾN, VIÊM DA, Á SỪNG, TỔ ĐỈA MIỄN PHÍ

Từ ngày 18/10/2024, Bệnh nhân đến khám trực tiếp...

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ BỆNH NHÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ CỦA BÃO SỐ 3 YAGI

​Bão Yagi – cơn bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam vừa...

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền KB toàn cầu...

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỶ NIỆM NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9/2024

Phòng khám KB xin trân trọng gửi tới toàn thể bệnh...
Đang truy cập: 46
Trong ngày: 967
Tuần hiện tại: 1240
Tổng: 208780
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký

Chat Zalo

1
Bạn cần hỗ trợ?